Tổng hợp các tư thế Yoga bà bầu nên tránh vì có thể nguy hiểm đến thai nhi

Yoga là một bộ môn tăng cường sức khỏe thể chất, không chỉ giúp cơ thể sẵn sàng cho quá trình sinh nở, mà còn mang lại cảm giác thư giãn và thoải mái trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, không phải tất cả các động tác yoga đều thích hợp để tập luyện khi mang thai. Dưới đây là danh sách các tư thế Yoga bà bầu nên tránh vì ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe của mẹ và bé.

Tập Yoga dù rất tốt nhưng mẹ bầu cần thận trọng

Trong thời kỳ mang thai, cơ thể của người mẹ trải qua nhiều sự biến đổi về thể chất, điều này đòi hỏi bạn phải điều chỉnh cách tập luyện để đảm bảo cảm giác thoải mái và dễ chịu nhất.
Yoga là một bộ môn có nhiều bài tập khác nhau. Trước khi mang thai, bạn có thể không cần quá quan tâm đến việc lựa chọn động tác yoga phù hợp. Tuy nhiên khi mang thai, mẹ bầu nên lưu ý nhiều hơn.
các tư thế yoga bà bầu nên tránh
Tập Yoga rất tốt nhưng mẹ bầu cần thận trọng
Bởi một số tư thế yoga nếu thực hiện trong thời gian mang thai có thể gây ra cảm giác không thoải mái. Ngoài ra, tập những tư thế không phù hợp có thể gây nguy cơ cho cả mẹ và thai nhi, thậm chí gây ra các biến chứng trong các giai đoạn khác nhau của thai kỳ.
Ví dụ, trong ba tháng đầu tiên nên tránh các tư thế yoga có tác động mạnh đến khu vực bụng, vì chúng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Các loại động tác Yoga cần tránh cho mẹ bầu tập

1. Động tác Yoga nhảy lên hoặc di chuyển nhanh

Trong suốt thời kỳ mang thai, có nhiều sự biến đổi diễn ra bên trong cơ thể của mẹ bầu. Khi thực hiện các động tác yoga đòi hỏi phải nhảy lên hoặc di chuyển nhanh, bạn có thể dễ cảm thấy buồn nôn và có thể ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của thai nhi.
Thay vì chọn các tư thế yoga đòi hỏi sự di chuyển nhanh chóng, tốt hơn hãy lựa chọn các động tác yoga nhẹ nhàng để cảm thấy thoải mái và thư giãn. Điều này giúp tránh các biến chứng nguy hiểm trong giai đoạn “nhạy cảm” này và đảm bảo sự an toàn cho người mẹ và em bé.

2. Động tác vặn xoắn – Tư thế Yoga bà bầu nên tránh

Mẹ bầu nên tránh tập các tư thế yoga đòi hỏi vặn xoắn quá mức, đặc biệt là tại vùng eo, lưng và bụng. Các động tác yoga này có thể gây áp lực lên các dây thần kinh, gây giảm lưu lượng máu đến thai nhi. Nên tránh các tư thế như tư thế con thuyền và tư thế mặt trăng để đảm bảo an toàn cho bạn và thai nhi.
các tư thế yoga bà bầu nên tránh
Hãy tránh các động tác lộn ngược, vặn xoắn

3. Động tác Yoga lộn ngược

Khi mang thai sẽ khiến cho trọng lượng cơ thể tăng nhanh và bụng phình to có thể khiến bạn khó duy trì trọng tâm cơ thể. Điều này làm cho cơ thể trở nên dễ mất cân bằng.
Việc thực hiện các tư thế lộn ngược, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba của thai kỳ, có thể gây cho bà bầu chóng mặt cực độ, thậm chí gây mất thăng bằng và có nguy cơ té ngã. Các tư thế yoga lộn ngược có thể kể đến như tư thế trồng chuối hoặc tư thế đứng trên vai, cần được tránh để đảm bảo an toàn trong quá trình tập luyện trong thời kỳ mang thai.

4. Động tác Yoga kéo giãn quá mức

Trong suốt thai kỳ, để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ và sinh nở, cơ bắp và dây chằng trong cơ thể của phụ nữ trở nên mềm dẻo hơn. Do đó, nếu bạn thực hiện các tư thế yoga kéo giãn quá mức trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba của thai kỳ, có thể gây tổn thương cho dây chằng và khớp xương chậu.
Yoga nóng
Yoga nóng thường đươc thực hiện trong môi trường có nhiệt độ cao. Trong thời kỳ mang thai, nhiệt độ cơ thể của ngườimẹ đã tăng lên do sự biến đổi tự nhiên, nếu thực hiện các tập yoga nóng có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể lên cao hơn.
Nhiệt độ quá cao có thể tạo ra môi trường không an toàn cho thai nhi và có thể tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh. Do đó, trong thai kỳ tốt nhất nên tránh tập yoga nóng và thay thế tập luyện yoga ở môi trường nhiệt độ thoải mái sẽ an toàn hơn cho cả mẹ và thai nhi.

Các tư thế Yoga bà bầu nên tránh

Luyện tập các động tác Yoga nhẹ nhàng sẽ giúp thai nhi và mẹ khoẻ mạnh
Luyện tập các động tác Yoga nhẹ nhàng sẽ giúp thai nhi và mẹ khoẻ mạnh
  • Tư thế vặn mình: Tư thế vặn mình, đặc biệt là vặn bụng, có thể tạo áp lực, gây căng thẳng đối với tử cung và thai nhi.
  • Tư thế bánh xe: Tư thế bánh xe có thể làm căng thẳng cột sống, kéo căng cơ bụng. Vì thế, không phù hợp trong thai kỳ.
  • Tư thế góc nghiêng vặn bên: Đây là tư thế có thể xoay cột sống và tạo áp lực lên khoang bụng, cần nên tránh.
  • Tư thế trồng chuối: Tư thế này có nguy cơ té ngã cao, do đó mẹ bầu không nên thực hiện để tránh thương tử cung và thai nhi.
  • Tư thế con quạ: Tư thế con quạ cần giữ thăng bằng trên tay và có nguy cơ té ngã, vì vậy không nên thực hiện trong thai kỳ.
  • Tư thế đứng bằng vai: Tư thế này có thể gây áp lực và ép tử cung và khoang bụng, phụ nữ đang mang thai nên tránh.
  • Tư thế cái cày: Tư thế này cũng có thể gây áp lực và ép tử cung và khoang bụng, nên không phù hợp trong thai kỳ.
  • Tư thế cánh cung: Tư thế này tạo nhiều áp lực lên vùng bụng, trong thai kỳ mẹ bầu cần tránh.
  • Tư thế con công: Tư thế này có thể gây đau thắt lưng, do đó nên tránh trong thai kỳ.
  • Tư thế cúi gập người về trước: Nếu bụng bạn đã quá lớn, khi tập tư thế này bạn sẽ không thể thực hiện được một cách thoải mái.
  • Tư thế rắn hổ mang: Tư thế này có thể tạo áp lực quá lớn lên bụng sau 3 tháng đầu của thai kỳ, bà bầu nên tránh.
  • Tư thế cái cây: Tư thế này đòi hỏi giữ thăng bằng trên một chân và có nguy cơ té ngã, phụ nữ đang mang thai nên tránh.
  • Bài tập thở Kapalabhati: Không nên thực hiện bài tập thở Kapalabhati bất kỳ lúc nào trong thai kỳ. Nếu không được thực hiện đúng cách, sẽ có thể làm cho thai nhi thiếu oxi.
Sức khỏe của bạn và bé luôn là ưu tiên hàng đầu trong thời kỳ mang thai. Tập thể dục và yoga có thể có lợi, nhưng không nên ép buộc bản thân thực hiện các bài tập quá mức đối với cơ thể. Vì thế, các mẹ bầu cần phải ghi nhớ các tư thế Yoga bà bầu nên tránh nhé. Thay vào đó, nên lắng nghe cơ thể, luyện tập các động tác phù hợp một cách nhẹ nhàng và an toàn.
Hướng dẫn từ giáo viên yoga chuyên nghiệp là yếu tố quan trọng đảm bảo thực hiện đúng tư thế và tránh tác động tiêu cực. Nếu có bất kỳ động tác nào làm bạn cảm thấy không thoải mái hoặc có vấn đề gì đó, hãy dừng tập luyện ngay lập tức và thả lỏng cơ thể. Điều này đảm bảo an toàn cho bạn và bé và giúp bạn tận hưởng lợi ích của yoga trong thời kỳ mang thai.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *